Khủng hoảng tài chính toàn thế giới đã từng xảy ra cách đây một thế kỷ. Những hệ lụy mà nó mang lại, chắc hẳn ai trong chúng ta không muốn điều này lại một lần nữa xảy ra. Mới đây, JPMorgan đã chỉ ra những nhân tố có thể dẫn đến một vụ khủng hoảng tài chính tiếp theo. Rút kinh nghiệm từ thực tế đã diễn ra trên thế giới, theo dự đoán đây sẽ là khủng hoảng tồi tệ nhất trong thời gian tới.
- Ngành địa ốc khởi sắc khi được ngân hàng hỗ trợ tài chính
- Ngân hàng chấm dứt cho vay ngoại tệ, doanh nghiệp rơi vào thế khó?
- Ngân hàng “lần đầu” nằm trong Top 20 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam?
Trong thời điểm hiện tại, các ngân hàng đang tiến hành những chiến lược mới nhằm ngăn chặn những tác động xấu có thể hủy hoại thị trường. Đồng thời các nhà đầu tư cũng bắt đầu hành động nghiêm ngặt và kỹ lưỡng hơn ở các quyết định đầu tư trước bong bóng thị trường như bây giờ. Song, theo như báo cáo của JP Morgan, lịch sử đang có dấu hiệu tiếp diễn dù ngành tài chính đang tích cực chuyển mình. Kẻ thù không mấy xa lạ với ngân hàng đã lộ diện, đó chính là thiếu thanh khoản.
Cách đây 10 năm, các doanh nghiệp làm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đã hỗ trợ cho các sản phẩm của ngành địa ốc cực lớn. Ngay sau đó, khủng hoảng thanh khoản bùng nổ tạo ra nhiều rắc rối và hiểm họa không tưởng. Trong bối cảnh, thị trường thay đổi không ngừng, các nhà đầu tư vẫn phải đối mặt với tình trạng thiếu khả năng cơ động vốn. Trên thực thế, nó không chỉ đơn giản như trong suy nghĩ mà vô cùng tàn khốc. Chính bởi lý do này, JP Morgan đã đặt tên cho dự đoán đoán khủng hoảng thị trường kế tiếp sẽ là “Đại khủng hoảng thanh khoảng”. Dưới đây chính là những yếu tố gây ra thực trạng đó, được Kolanovic chỉ ra.
Chuyển từ trạng thái chủ động sang bị động
Chỉ sau 1 thập kỷ, quỹ đầu tư ETF đã tăng vọt từ 800 tỷ đô la lên 5 nghìn tỷ, tăng gấp 6,25 lần. Đây quả thực là một tin vui đối với các nhà cung cấp của ETF nhưng lại là tin buồn đối với thị trường. Vì nó là vật cản trở sự phòng tránh và phục hồi của thị trường khi gặp khủng hoảng. Theo Kolanovic, số tiền đầu tư chủ động 2 nghìn tỷ USD bắt đầu đổi chiều sang trạng thái thụ động. Lý giải cho tình trạng là do cuộc khủng hoảng tài chính trước đã làm tiêu biến số lượng lớn tài sản để mua cổ phiếu niêm yết giá rẻ.
Phương cách thương mại tự động kiểm soát bán có chiều hướng tăng
Với những gì đang diễn ra trên thế giới hiện nay, chúng ta có thể thấy rõ một điều hoạt động đầu tư thụ động thường không có sự nhận biết kịp thời với giá cả. Nó đã tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả thị trường. Tuy nhiên, những phương tiện này đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Bắt nguồn từ sự phụ thuộc vào sự tịnh tiến và biến động của thị trường địa ốc để quyết định mức độ rủi ro có thể xảy ra. “Cú đúp” thị trường có thể thúc đẩy những vấn đề này rơi sâu hơn, kéo theo việc thương mại tự động suy yếu.
Tạo lập thị trường thông qua việc thay đổi xu hướng
Cứ dựa vào nhà thiết lập thị trường tự động không giúp rủi ro giảm đi mà còn đẩy nó lên cao hơn. Kolanovic cho biết, điều này có tầm ảnh hưởng vô cùng lớn đến các chỉ số trong giai đoạn khủng hoảng, bởi các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chỉnh tập trung phần nhiều vào việc định giá thay cho giải quyết những biến động. Với phương cách làm việc này nó sẽ nhanh chóng gia tăng tốc độ rủi ro cũng như gián đoạn.
Sai lầm trong quyết định đầu tư
Đầu tư vào trái phiếu không còn quá xa lạ đối với những nhà tài chính. Nó được coi như vật bảo hộ, đường thoái lui của doanh nghiệp khi thị trường có chuyển biến tiêu cực. Khi thị trường chứng khoán gặp khó khăn các nhà đầu tư chỉ cần chuyển đổi sang thu nhập cố định. Thế nhưng, trước tình trạng lãi suất giảm, kèm với bảng cân đối kế toán của các ngân hàng trung ương mở rộng khiến trái phiếu không còn sức lôi cuốn nữa. Độ biến động trở thành phương pháp tính toán rủi ro danh mục sai lệch. Những tài sản có giá trị cao thường ít bị ảnh hưởng bởi biến động. Bên cạnh những mặt trái và rủi ro khác thì nó vẫn là sự lựa chọn tối ưu nhất.
Định giá quá cao
Việc định giá đã có những thay đổi theo thời gian. Tuy cách giải quyết về hệ số giá trong thu nhập truyền thống đã có xu hướng giảm, nhưng khủng hoảng vẫn không mất đi. Sau lần kích cầu quy mô lớn tại Mỹ, các doanh nghiệp đã có bước nhảy vọt trong lợi nhuận với mức tăng đột biến, đưa định giá cổ phần giảm xuống mức trung bình thời gian dài. Trái với những gì chúng ta nghĩ về việc định giá hợp lý thì thị trường trái phiếu có thể sẽ không kháng cự lại được nếu vẫn duy trì việc thắt chặt tiền tệ. Đặc biệt là trong cuộc chiến thương mại đang dậy sóng.
Discussion about this post