Trận chiến giành thị phần ở thị trường nước ta vẫn diễn ra thường xuyên. Tuy nhiên phần thắng dường như đang nghiêng về các doanh nghiệp ngoại thay vì các doanh nghiệp nội. Nhiều chuyên gia đã lý giải vấn đề này là bởi nhiều nhà bán lẻ trong nước vẫn chưa áp dụng khoa học công nghệ, tự động hóa, robot hóa trong một số khâu để tăng trải nghiệm cho khách hàng mục tiêu.
- Be có chùn bước trước thị trường vận chuyển trực tuyến khốc liệt?
- Khi “gã nhà giàu” sẩy chân hay có một Yeah1 thực chất “ảo” mộng?
- Lý giải nguyên nhân khiến công ty bán lẻ nội lép vế trước các công ty ngoại
Trong diễn đàn kinh tế về mảng bán lẻ ở thị trường nước ta mới đây, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã chia sẻ rằng, lĩnh vực này ở Việt Nam đang không ngừng tăng tốc chỉ trong vòng 5 năm qua, điển hình có thể thấy được thông qua những dữ liệu tổng mức bán lẻ hàng hóa, thêm vào đó là doanh thu dịch vụ có mức tăng trưởng đáng kể. Nhìn lại giai đoạn năm 2015-2017, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra rằng , tốc độ tăng tống mức bán lẻ đã tăng thêm 0,4%, đến năm 2018 lại tăng thêm 0,8% nâng cao số doanh thu lên con số 4.400 tỷ đồng.
Song, tình hình thực tế hiện nay, các doanh nghiệp bán lẻ Việt hầu hết là những tổ chức vừa và nhỏ, họ đang phải cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ ngoại. Đó là chưa nói đến vấn đề các tổ chức bán lẻ nước ngoài dang có ưu thế mạnh về nguồn vốn cũng như kinh nghiệm quản lý, kèm với hệ thống hoạt động đã được kiểm chứng qua nhiều thị trường khác nhau.
Nửa thập kỷ trôi qua cũng là khoảng thời gian thị trường bán lẻ nước ta chứng kiến được tiềm năng vượt trội, tốc độ mở rộng thị trường các tập đoàn thương mại lớn đến từ nước ngoài có thể kể tên như Aeon, Lotte, Auchan, BigC,… Không chỉ có thể, những doanh nghiệp nước ngoài khác cũng đang bắt đầu thâm nhập vào thị trường để khai thác “miếng bánh béo bở” thông qua việc mở hàng loạt các chuỗi cửa hàng.
Discussion about this post