Doanh Nghiệp Doanh Nhân
  • Trang Chủ
  • Doanh Nhân
    • Doanh Nhân Thế Giới
    • Doanh Nhân Việt
    • Góc Khuất Doanh Nhân
    • Khởi Nghiệp
  • Doanh Nghiệp
    • Bí Quyết Thành Công
    • Cơ Hội Hợp Tác
    • Doanh Nghiệp Tự Giới Thiệu
    • Kết Nối Doanh Nghiệp
  • Bản Tin
    • Bất Động Sản
    • Cộng Đồng
    • Giải Trí
    • Không Gian Sống
    • Tài Chính & Chứng Khoán
    • Tủ Sách
  • Luật Doanh Nghiệp
  • Thông Tin Doanh Nghiệp
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Doanh Nhân
    • Doanh Nhân Thế Giới
    • Doanh Nhân Việt
    • Góc Khuất Doanh Nhân
    • Khởi Nghiệp
  • Doanh Nghiệp
    • Bí Quyết Thành Công
    • Cơ Hội Hợp Tác
    • Doanh Nghiệp Tự Giới Thiệu
    • Kết Nối Doanh Nghiệp
  • Bản Tin
    • Bất Động Sản
    • Cộng Đồng
    • Giải Trí
    • Không Gian Sống
    • Tài Chính & Chứng Khoán
    • Tủ Sách
  • Luật Doanh Nghiệp
  • Thông Tin Doanh Nghiệp
No Result
View All Result
Doanh Nghiệp Doanh Nhân
No Result
View All Result

[Góc nhìn] Ngày Tết, nói chuyện mực tàu, giấy đỏ,…

Trong ký ức người xưa, khi năm hết Tết đến, bên cạnh không khí nhộn nhịp và nô nức chuẩn bị đón một cái Tết huy hoàng thì hình ảnh ông đồ già ngồi bên đường “bày mực tàu giấy đỏ” thật tôn nghiêm và đáng quý. Ngày nay, tuy không còn nhiều nữa nhưng lại là một dấu ấn của nét đẹp văn hóa truyền thống Việt mà dường như không ít người lớn tuổi kể cả giới trẻ vẫn yêu thích.

  • [Góc nhìn] Ngày Tết, nói chuyện mực tàu, giấy đỏ,…
  • Tết đến, mọi người đổ xô đến ngân hàng tìm tiền mới
  • Uống nước nhớ nguồn – truyền thống ý nghĩa của người Việt dịp Tết

Ðọc lại những câu thơ trong bài thơ “Ông Ðồ” của Vũ Ðình Liên lại thấy xốn xang:

“Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực Tàu, giấy đỏ

Bên phố đông người qua…”

shutterstock 472692676 huge

Con chữ & tâm tình người xưa 

Ngược dòng thời gian trở về thời gian khoảng thế kỷ XV, để tôn vinh thứ chữ Nôm – chữ viết chính thống của dân tộc Việt thì sự trân quý con chữ, trọng người tài càng được nâng cao. Vì thế, những ông đồ có tài đức, viết chữ đẹp được coi làm chuẩn mực và được truyền đi khắp thiên hạ. Mỗi năm Tết đến, nhà nhà người người phải xin được chữ của ông đồ đó mang về treo trong nhà để lấy may mắn, hạnh phúc cho cả gia đình, dòng họ. Ðiều quan trọng là tục cho – xin chữ không phan biệt giai tầng hay cấp bậc, nghèo hay giàu, từ thượng lưu tới trí thức đều có chữ treo trong nhà, ở những nơi trang trọng nhất. Cho nên, khi đến chúc Tết những ngôi nhà Việt xưa “… cái đập vào mắt ta là câu đối, trướng, hoành phi, nhắc chúng ta nhớ đến văn hóa tổ tiên. Tại sao cái tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam không phải là những kiến trúc nguy nga của vua chúa mà là chữ? Chữ ghi lại trong các câu đối, hoành phi, trong các gia phả, trong trí nhớ mọi người…” (GS Phan Ngọc).

1 3 34

Với những dòng chữ đầu năm, người cho chữ mang ý nguyện gởi vào nét mực, mong mỏi trong từng con chữ, đặt tâm sự trong từng câu đối với mong ước cho một năm mới vui vẻ, hạnh phúc, vạn sự hanh thông, làm ăn phát đạt… Vì vậy, nội dung chữ đầu năm đều mang ý nghĩa tốt đẹp, như xin chữ: Phúc, Lộc, Thọ, An, Phát, Thịnh… với mong muốn một năm mới tốt đẹp hơn: “vạn sự tốt lành”, “an khang thịnh vượng”. Dưới ngòi bút của các ông đồ, mỗi chữ tựa như một bức tranh sơn thủy hữu tình cuốn hút người xem. Dù một chữ, hai chữ hay một câu đối thì vẫn ẩn hiện trong các con chữ sinh động ấy là những hàm ý sâu xa ẩn chứa. Người viết, viết bằng cả cái tâm và người nhận nâng niu, trân trọng khi mang về nhà treo. Thú vị hơn nữa, bên cạnh những chữ chủ đề, ông đồ lại còn lời đề từ có hàm ý thâm thúy khiến người nhận có cảm giác may mắn sẽ đến với mình theo con chữ khi mang về treo trong nhà nhân dịp đầu năm. Chẳng hạn, tặng chữ “Thọ” cho khách, ông đồ còn viết thêm dòng chữ “Thọ tỉ Nam Sơn”. Cạnh chữ “Phúc” thì thêm “Phúc sinh phú quý gia đình thịnh”; chữ “Lộc” thì “Lộc phát trường hưng”…

1 1 2

Dưới góc nhìn bạn trẻ

Nói về việc xin và cho chữ, bạn Thu Hương (Q.1) cho biết: “Trước nay chúng ta đều thấy hình ảnh ông đồ già trong bài thơ “Ông đồ” của Vũ Ðình Liên qua những lời thơ mộc mạc nhẹ nhàng nhưng đã khắc họa được cả ký ức một thời với bao tiếc nhớ, luyến thương về tục cho – xin chữ mỗi dịp Tết đến. Ông đồ xưa của Vũ Ðình Liên với nét chữ tao nhã phượng múa, rồng bay. Ai xin được chữ đó treo trong nhà như mang đến sự may mắn, phước lành trong năm mới, bởi những câu chữ họ xin về đều mang ý nghĩa tốt đẹp cho khởi đầu một năm như “Mã đáo thành công”, “An khang thịnh vượng”, “Phước như đông hải”, “Thọ tỷ nam sơn”, “Vạn sự như ý”… Bản thân tôi là một người trẻ nhưng may mắn ở miền Bắc nên phần nào được cảm nhận từng lời thơ của Vũ Ðình Liên qua hình ảnh thật của hoa đào, của những con phố Hà Nội… Song thời đại bây giờ khá ồn ào và náo nhiệt chứ không như không gian ngày xưa… Việc xin chữ như một quá khứ vàng son:

“Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay”

1 1 44

Riêng bạn Hữu Nam (Q. Bình Thạnh) nhận xét rằng cảnh xin và cho chữ ngày nay khá cẩu thả và thiếu trang trọng. Người cho chữ là những bạn trẻ học Hán Nôm vì mưu sinh. Chữ cũng đẹp, cũng là những nét phác thảo của rồng bay phượng múa nhưng nhuốm màu kinh tế thị trường. Âu cũng là sự thay đổi của xã hội. Tuy nhiên, mỗi năm tôi vẫn thường hay xin chữ để về treo trong nhà và tặng bạn thân như một thói quen và như nhắc nhớ một dấu tích văn hóa xưa của ông cha.

Còn bạn Hồng Nhưng thì rạng rỡ tâm sự rằng: Ba tôi nay đã 80 và cụ viết chữ rất đẹp. Ngoài chữ quốc ngữ thì cụ còn viết cả chữ Hán, Nôm. Khi khách đến nhà, cụ say sưa kể, say sưa giải thích từng con chữ cho khách hay những người bạn vong niên bên bàn trà. Tôi cảm thấy đó là thú vui tao nhã mà xưa nay hiếm thấy. Ðặc biệt là thời của tôi, thế hệ 8X, chỉ đọc và biết qua sách vở, báo chí chứ niềm đam mê đã lụi tàn dần. Cũng có một vài người bạn của tôi viết chữ đẹp và mỗi năm cũng bày biện giấy mực ở Nhà văn hóa Thanh Niên để cho chữ. Ðó cũng là một việc làm mang ý nghĩa nhân văn và lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống.”

Bao nhiêu năm qua, hình ảnh “ông đồ” trong thơ Vũ Ðình Liên đã trở thành ký ức đẹp của nhiều lớp người với tập quán văn hóa xưa. Hình ảnh thiêng liêng đó là tấm gương phản chiếu vẻ đẹp văn hóa Việt, tâm hồn Việt – một dân tộc yêu kính, quý trọng chữ viết. Ðây cũng là nguồn mạch tinh thần của phong tục xin chữ đầu năm.

“Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?”

ThS Mỹ Duyên (Khoa Văn hóa học Trường ÐH KHXH&NV) cho biết: Phong tục cho chữ là nét đẹp văn hóa, đề cao tri thức và học vấn cũng như coi trọng con chữ trong tâm thức người Việt. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, tập tục này vẫn được duy trì và dễ thấy vào mỗi dịp Tết. Người già, thiếu niên tìm đến xin chữ về treo trong nhà. Có lẽ cũng chỉ một số ít nhưng ít ra truyền thống này vẫn mãi còn đọng lại trong lòng người dân Việt. Dĩ nhiên, theo quy luật của xã hội, cái cũ mất dần cái mới thế chỗ thì việc xin – cho chữ cũng bị mai một. Mỗi năm Tết đến, ngay góc đường Nhà văn hóa Thanh Niên hay Cung văn hóa Lao động đều tái hiện lại cảnh này, dù đã nhuốm màu kinh tế nhưng tôi cho rằng nó cũng lưu giữ được một góc nhỏ truyền thống văn hóa của dân tộc ta.

Doanh Nghiệp Doanh Nhân 

Theo Ấn Phẩm Young Style 

Tags: giấy đỏmực tàuông đồtết

Discussion about this post

Công ty TNHH Young Media – MST: 0311505229

Địa chỉ: 121 Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3, TpHCM

Sđt: 028.73.001.036 – 0909.001.361 – Email: info@youngstyle.vn

Giấy phép số 30/GP-STTTT do Sở Thông tin –

Truyền thông cấp ngày 20/07/2017

Chịu trách nhiệm thông tin: Nguyễn Đăng Hải Yến

No Result
View All Result
  • Blog
  • Contact
  • Home
  • Home 2
  • Home 3
  • Home1
  • TC
  • Trang Chủ