Nguồn lao động tài năng trong lĩnh vực công nghệ là một lợi thế mạnh khi so sánh lợi thế của nước ta so với các quốc gia khác, đó là nhận định của một giám đốc người Nhật có kinh nghiệm làm việc với các đối tác trên nhiều quốc gia thừa nhận. Tuy nhiên, ông cũng nêu ra điểm trừ lớn nhất là người Việt trẻ có nhiều tham vọng trong công việc, dẫn tới tỷ lệ nhảy việc rất cao, chưa làm đủ 1 năm đã nghỉ…
- Phải chăng những người giàu không như chúng ta vẫn nghĩ?
- Phải chăng những người giàu không như chúng ta vẫn nghĩ?
- Yếu tố cốt lõi quyết định bạn có khởi nghiệp thành công hay không?
Việt Nam vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi có nguồn nhân lực lao động trẻ đồi dào. Điều này cũng chính là ưu điểm của nước ta so với những quốc gia khác. Ở độ tuổi thanh xuân ngập tràn hoài bão và tham vọng, người trẻ Việt thường chọn làm việc và đương nhiên họ không chịu ngồi yên tại một vị trí cố định trong khoảng thời gian dài mà sẽ nhảy việc.
Theo như chia sẻ của Giám đốc Công ty DTS Sofyware Vietnam cho biết, Việt Nam có tiềm lực về nguồn nhân lực rất mạnh thế nhưng tỷ lệ bỏ việc lại rất cao. Chưa được một năm thì nhân viên người Việt đã nghỉ, và dĩ nhiên có rất nhiều người như vậy. Thời gian gắn bó với công ty quá ngắn ngủi cho nên các công ty sẽ không có đủ niềm tin để giao cho các bạn những dự án lâu dài, thậm chí những dự án mang tính toàn cầu.
Đồng quan điểm với vị Giám đốc trên có ông Shigenaka Keitaro. Ông là người nắm giữ vị trí CEO của Công ty chuyên về công nghệ thông tin Toshiba tại Việt Nam cho rằng, để phát triển lâu dài, thực hiện những dự án chiến lược lớn thì rất khó giao cho đội ngũ nhân viên người Việt. Lấy ví dụ điển hình trong chính môi trường làm việc của mình, ông nhận định rằng các nhân viên IT người Việt làm việc rất giỏi tuy nhiên mức độ nhảy việc quá nhanh. Sống và làm việc ở Việt Nam đã 2,5 năm ông đã cảm nhận rõ nét về điều này.
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nguồn lao động người Việt có một thế mạnh khá lớn. Theo như kết quả nghiên cứu của OECD, kết quả học tập của học sinh người Việt nằm trong TOP 20, đáng chú ý hơn nữa các học sinh có khuynh hướng đặc biệt giỏi về các bộ môn tự nhiên, khoa học. Đây cũng chính là nền tảng cho giáo dục đại học về công nghệ. Hàng năm, có khoảng 55.000 sinh viên đầu quân vào ngành công nghệ thông tin.
Thời gian gần đây, tỷ lệ nhân viên người Việt nhảy việc, bỏ việc ngày một nhiều. Đó cũng chính là một vấn đề nan giải trong việc quản lý nhân sự của những công ty Nhật Bản ở Việt Nam. Vấn đề trở nên khó khăn hơn khi các nhân tài IT luôn là đối tương nhắm đến của nhiều doanh nghiệp. Để giải quyết tình trạng trên các doanh nghiệp có thể liên hệ với các trường đại học, tuyển dụng trực tiếp nguồn nhân lực. Kèm với đó đào tạo đội ngũ nhân viên, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như trình độ ngoại ngữ. Bên cạnh đó chính sách lương thưởng, bảo hiểm, đãi ngộ và văn hóa doanh nghiệp cũng là các yếu tố then chốt giúp giữ chân người lao động.
Discussion about this post