Tuy đã vạch ra hướng đi nhưng thời hạn đáp ứng cho Hiệp ước Basel đang đến gần, các doanh nghiệp tài chính ngân hàng bắt đầu ồ ạt tìm cách tăng vốn thông qua việc tung ra thị trường số lượng lớn cổ phiếu. Điều này có nguy cơ khiến thị trường xuất hiện nhiều rủi ro, các nhà đầu tư cũng sẽ lâm vào tình huống khó khăn.
- Thông tư 68 của Bộ Tài chính về tăng lương, trợ cấp hưu cho công chức
- Tài chính (30/7-03/8): Cảnh báo rủi ro tín dụng, vàng tiếp tục bị chi phối
- Tài chính (18-22/06): USD vượt đỉnh 23.000 đồng; tiền ảo bị thao túng?
Được biết, vài ngày trở lại đây, Ngân hàng VietBank đã được chấp nhận gia tăng số vốn theo cam kết với thời hạn nhất định lên 31%, tương ứng với số tiền là 4.256,19 tỷ đồng bằng cách tung 100.719.000 cổ phiếu cho cổ đông của doanh nghiệp. Phía lãnh đạo cho rằng, việc tăng vốn điều lệ trong năm nay lên cao sẽ đảm bảo mức độ an toàn trong hoạt động của doanh nghiệp tài chính. Bên cạnh đó, thêm các yêu cầu về vốn trong hoạt động kinh doanh và đầu tư ngân hàng số, mở rộng quy mô mạng lưới.
Thế nhưng, thực tế lại cho thấy rằng việc tăng vốn đáp ứng nhu cầu Basel 2 đang trong quá trình nước rút đối với cả hệ thống các ngân hàng. Giải thích cho lý do này là vì các doanh nghiệp tài chính này chỉ còn 2 năm để hoàn tất theo như lộ trình. Thông tin mới nhất từ tháng 2 đầu năm nay, tổng tài sản của hệ thống tín dụng bất ngờ giảm mạnh so với đầu năm xuống còn 9,93 triệu tỷ đồng. Các ngân hàng thương mại Việt cũng nằm trong tình trạng tương tự, tỷ lệ an toàn vốn giảm đến 0,25% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó tỷ lệ an toàn vốn của khối ngân hàng thương mại nhà nước giảm còn 9,36%, kèm với đó ngân hàng thương mại cổ phần giảm xuống còn 11,03%. Song, Nếu tính theo yêu cầu của Basel II thì vốn an toàn phải đạt 12,6%. Bởi lẽ đó, có thể dễ dàng hiểu được trong mùa cổ đông quý II đã có hơn một nửa ngân hàng trong nước thông qua kế hoạch tăng vốn.
Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận cho 10 ngân hàng được tăng vốn điều lệ. Trong đó có các ngân hàng trong nước lẫn ngoài nước như: HDBank, PGBank, MB, OCB, NongHyup, Bank of China (Hong Kong) Limited, Ngân hàng KEB Hana,… Nếu gần 19 ngân hàng đều tăng vốn thì có khoảng 65,000 tỷ đồng tổng số vốn. Ngoài các phương thức phát hành cổ phiếu cho nội bộ thì sẽ có số lượng lớn cổ phiếu được tung ra thị trường. Thời điểm đó, nhà đầu tư tăng đột biến, kéo theo giá cổ phiếu bị pha loãng, lợi nhuận sau thuế giảm không phanh. Đó là chưa kể đến những hệ lụy không tưởng như nợ xấu, sở hữu chéo mà các doanh nghiệp tài chính “lao tâm khổ tứ” nhưng vẫn chưa giải quyết xong.
Ngân hàng VietBank theo như dự kiến hiện tại, trường hợp ngân hàng này tung ra hơn 100 triệu cổ phiếu thì ROE sẽ giảm xuống còn 6%, ROA giảm còn 0,5%. Bên cạnh đó một số ngân hàng đã chuẩn bị cho việc tăng vốn điều lệ. Để bổ sung thêm vào vốn điều lệ tích lũy, các ngân hàng không chỉ dừng lại ở việc huy động vốn mà còn dùng nguồn vốn có được từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến cuối năm ngoái. Nối gót đó, nhiều ngân hàng nhỏ đều có thuận lợi khi tăng vốn, điển hình là ACB, VPBank, MB, Techcombank, VIB, Maritime Bank,…Tuy nhiên, các ngân hàng quốc doanh nhu cầu vốn lớn nhưng không có tích lũy. Năm 2017 đã qua đi, dẫu vậy câu chuyện cổ tức 3 ngân hàng lớn Vietcombank, Vietinbank và BIDV vẫn khó thể nào quên được. Vấn đề là các cổ đông nhà nước kiên quyết chia cổ tức dương dạng tiền mặt trong kho ngân sách quá khó khác. Năm nay, Ngân hàng Vietcombank đã có động thái tương tự khi công bố sẽ trả cổ tức bằng tiền mặt.
Discussion about this post