Mục tiêu của năm 2019 được “gã khổng lồ” ứng dụng đặt xe công nghệ Grab đưa ra với doanh thu đến 2 tỷ USD. Tuy nhiên, với sự phát triển bùng nổ của hàng loạt các ứng dụng tân binh nhập cuộc con số này còn khá xa khi thị trường đã bước sang quý cuối năm 2019.
- Cú đặt cược “sinh tử” vào GrabFood và cuộc chiến sống còn cho kẻ mạnh
- GrabFood tiếp tục dẫn đầu, tiên phong trong các tiện ích dịch vụ
- Grab triển khai hình thức thanh toán GrabPay siêu tiện lợi cho người dùng
Năm 2019, thị trường gọi xe công nghệ Việt chào đón hàng loạt tân binh, đặc biệt là sau thương vụ sáp nhập của Uber. Viễn cảnh lúc bấy giờ không ai nghĩ các tân bình sẽ làm nên chuyện trước một “bức tường” Grab đã quá kiên cố. Tuy nhiên, quan điểm này có lẽ đã sai ít là đến hết năm nay khi tình thế trên thị trường không còn ở thế “độc tôn”.
Hàng loạt những cái tên như: Go-Viet, Be,… chính là rào cản khiến Grab khó khăn trên con đường chinh phục 2 tỷ USD đã đặt ra. Bởi lẽ, cũng với một hình thức như Grab đã từng làm khi du nhập vào thị trường Việt từ Go-Viet cho đến Be đều bắt đầu triển khai hàng loạt khuyến mãi khi “chào sân” do đó mức giá của những ứng dụng này luôn rẻ hơn 1/2 so với Grab (dù Grab đã dùng khuyến mãi). Trong khi đó, việc triển khai quá nhiều dịch vụ cộng thêm số vốn bỏ ra để giành thị phần khiến Grab buộc phải nghĩ đến việc cắt giảm. Và dĩ nhiên, loại hình cắt giảm này sẽ được áp dụng từ những dịch vụ đầu tiên lần lượt cho đến những loại hình đang triển khai hiện tại.
Cụ thể hơn, nếu là một người dùng Grab thường xuyên bạn sẽ nhận ra rằng cước phí của Grab không còn ưu đãi như trước. Các gói khuyến mãi cũng không còn “giá hời” như đã từng. Vì sao ư? Vì thương hiệu đã “nhử đủ mồi” tạo đủ thói quen người dùng và đây là lúc “cắn mồi”. Bằng chứng là nhiều khách hàng dù biết mức giá tăng hơn trước, dù không “hài lòng” nhưng vẫn phải xử dụng dịch vụ vì: tài xế nhanh, tài xế thâm niên biết đường,….. Không chỉ đối với dịch vụ vận chuyển của Grab, ngay đến gói giao hàng, giao đồ ăn cũng bị “bó hẹp” không còn mạnh tay như trước.
Vì sao ứng dụng này lại dám mạnh tay như vậy? Thị trường có nhiều ứng dụng khác không sợ mất thị phần? Đơn giản vì tất cả đều nằm trong kế hoạch “bỏ tép bắt tôm” của ông lớn này. Bởi lẽ, số vốn và mức lỗ Grab chi ra cho đến thời điểm hiện tại chắc chắn các ứng dụng khác “chẳng dám” bỏ ra khi không có đại gia chống lưng và Grab có điều đó. Hơn thế, Grab được xây dựng hệ thống dịch vụ trải dài và ngày một hoàn thiện trong khi các ứng dụng khác vừa xây dựng vừa hoàn thiện. Chính vì thế, thương hiệu có thể tự tin về chất lượng dịch vụ của mình dù có tăng phí và không con ưu đãi như trước vẫn không mất thị phần. Phương pháp này cũng ứng với đối tác tài xế, khi đơn vị tăng chiết khấu đã không thể phản ứng hay có những động thái biểu tình như trước vì… sợ mất việc.
Quay trở lại với thị phần GrabFood, đây được xem là “át chủ bài” hiện nay giúp Grab hoàn thành con số 2 tỷ USD. Bởi lẽ, với mức tăng 900% so với cùng kỳ GrabFood đang trên hành trình “lật đổ” các ứng dụng giao thức ăn trong nước với cái tên sừng sỏ Foody. Sự tăng trưởng thần tốc của Grab dựa trên nền tảng đối tác vốn có đã “hủy diệt” thương hiệu tưởng chừng “độc đinh” trong lĩnh vực giao thức ăn của người Việt. Và chỉ cần một thời gian không lâu nữa, nếu đà phát triển của Grab không bị đứt đoạn, ngôi vương bá chủ trong lĩnh vực “đặc biệt” này sẽ thuộc về ứng dụng này.
Discussion about this post