Chỉ số tiêu dùng (CPI) tháng Tết vừa chính thức được công bố, trước mức tăng mạnh về nhu cầu tiêu dùng những tháng đầu năm đẩy chỉ số CPI tăng 3,15% so với cùng kỳ 2016. Đây được xem là tín hiệu khiến thị trường vừa “mừng” vừa “lo”, trước nguy cơ lạm phát tăng mạnh.
Năm 2018 đã bước qua tháng thứ 3, diễn biến tăng trưởng chỉ số tiêu dùng trong tháng 1 và tháng 2 đều tăng so với cùng kì và tháng sau hơn tháng trước. Dựa trên những chỉ số thực tế của 2 tháng đầu năm, các nhà quản lý cần quan sát và nắm bắt chặt chẽ để đối phó với nguy cơ lạm phát tiềm ẩn.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), được định nghĩa là chỉ số tính theo phần trăm phản ánh tương đối mức thay đổi cơ bản theo thời gian của giá hàng tiêu dùng (chỉ là tương đối vì dựa vào một số giỏ hàng đại diện). Tiêu chí đánh giá tốc độ CPI dựa trên nhiều yếu tố, tuy nhiên cơ bản vẫn là so với tháng trước, so với tháng 12 năm trước và cùng kỳ năm trước. CPI được sử dụng khá phổ biến trong đo lường mức chênh lệch giá và sự thay đổi mức giá, trong đó sự thay đổi giá chính là lạm phát.
Hai tháng đầu năm 2018, thị trường bán lẻ trong giai đoạn “đỉnh” của năm chính vì thế mức tăng CPI là điều tất yếu. Doanh nghiệp Doanh nhân dẫn nguồn số liệu vừa được công bố của Tổng cục Thống kê vào ngày hôm qua 28/02. Cụ thể, chỉ số tháng 2 cao hơn cùng kì tháng trước là 0,73%; tăng 1,24% so với tháng 12/2016 và tăng 3,15% cùng kỳ năm ngoái. Nhiều mặt hàng trong tháng 2 đều tăng giá so với tháng 1, nhất là về nhóm dịch vụ, thực phẩm, đồ uống, may mặc, giày dép và bưu chính viễn thông. Đây cũng là nhóm ngành giúp chỉ số CPI tháng 2 cao hơn tháng 1, do mức mua sắm đỉnh điểm của tháng Tết Nguyên đán.
Chỉ số tiêu dùng 2 tháng đầu năm giúp thị trường dự báo về mức CPI trong cả năm 2018 và con số này tăng lên 2,6% so với năm trước. Mặc dù vậy, chỉ số bình quân tháng 2 lại chỉ bằng ½ so với cùng kỳ, tuy nhiên nhiều chuyên gia phân tích vẫn dự báo mức bình quân xu hướng trong năm nay sẽ cao hơn. Do đó, thị trường vẫn cần cảnh giác và theo dõi các động thái lạm phát trong cả năm, tránh tình trạng chủ quan khiến nền kinh tế “vượt mức” trên 4%.
Ngoài những yếu tố mức giá chênh lệch gây lạm phát, tài chính tiền tệ cũng là một trong những lý do thúc đẩy lạm phát. Bên cạnh đó, những yếu tố tiềm ẩn về mức đầu tư và năng suất lao động cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát trên thị trường. Nền kinh tế 2018 còn đang “bỏ ngỏ” phía trước, những bước đi thận trọng và chắc chắn sẽ giúp phát triển một thị trường bảo đảm, an toàn.
Discussion about this post