Bất động sản nghỉ dưỡng 2019 tiếp tục là phân khúc được quan tâm đặc biệt đối với các nhà đầu tư. Những điểm “nóng” như Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc hay Quảng Ninh luôn luôn thu hút sự chú ý và là ưu tiên nhắm đến hàng đầu. Tuy nhiên, năm 2019 thị trường nghỉ dưỡng chứng kiến sự “vặn mình” chuyển biến mạnh mẽ với cơn sốt mang tên Bình Thuận.
- Bình Thuận thu hút nguồn vốn đầu tư nghỉ dưỡng năm 2019?
- Làm hầm đường bộ vượt biển lớn nhất Việt Nam tốn 9.800 tỷ đồng?
- Điểm “nóng” thị trường văn phòng châu Á gọi tên TP.HCM
Từ trước đến nay, tỉnh Bình Thuận được biết đến với khu du lịch nghỉ dưỡng Mũi Né, Kê Gà, Phú Quý và La Gi. Mặc dù vậy, du lịch khu vực không thực sự phát triển mạnh khi bị kẹp giữa Vũng Tàu và Nha Trang. Với những ngày nghỉ lễ ngắn ngày, lựa chọn đi biển của cư dân Sài Gòn nói riêng và các vùng lân cận nói chung sẽ là Vũng Tàu, còn dài ngày hơn sẽ là Nha Trang hoặc các địa điểm xa. Chính vì thế, Bình Thuận thiếu mất yếu tố động lực để phát triển mặc dù có rất nhiều lợi thế du lịch.
Những năm gần đây, cơn sốt bất động sản nghỉ dưỡng tăng mạnh tại các điểm “nóng” và giờ đây chính là “yếu tố” trung gian giúp Bình Thuận phát triển. Trước đó, nguồn đầu tư phát triển các dự án nghỉ dưỡng tập trung tại Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc,… Tuy nhiên, khi đã có những dấu hiện “bão hòa” và cạn kiệt nguồn đất các nhà đầu tư chuyển hướng đến Bình Thuận.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tại Bình Thuận sẽ trở thành khu vực “mới nổi” và hấp dẫn nhất năm 2019. Không chỉ có quỹ đất ven biển rộng, nơi đây còn có tiềm năng phát triển du lịch khi sở hữu đường bờ biển dài và được hỗ trợ, tạo điều kiện từ chính sách phát triển của tỉnh. Bình Thuận được đánh giá là vùng kinh tế chiến lựơc và trọng điểm tại miền Trung trong thời gian tới. Chính vì thế, hệ thống giao thông được đầu tư đồng bộ và hoàn chỉnh để thu hút các nhà đầu tư nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó, tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết đưa vào hoạt động rút ngắn thời gian từ TP.HCM đến Phan Thiết (chỉ còn 1.5 giờ). Dự kiến giai đoạn 2021-2022 sẽ đưa vào hoạt động thêm các tuyến cao tốc và sân bay tại Phan Thiết.
Đến thời điểm hiện tại, các thống kê cho thấy Bình Thuận sở hữu nguồn đất chưa qua sử dụng đến 8.000 ha. Không chỉ ở tiềm năng khai thác, mức giá bất động sản tại thị trường này còn khá ổn định và an toàn (khoảng 20% so với khu vực khác). Tuy nhiên, khi sân bay Phan Thiết được đưa vào hoạt động mức giá này sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Các dự án khu nghỉ dưỡng tại đây đang dần hình thành và chỉ trong 2-5 năm nữa, sẽ có một thành phố “đáng sống” thứ 2 tại Việt Nam.
Discussion about this post